Lịch sử truyền thống 88 năm Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2023)
Trải qua các thời kỳ của
cách mạng, dân quân tự vệ (DQTV) Việt Nam đã có những đóng góp đặc biệt xuất
sắc, góp phần viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.
Nữ dân quân Hà Thị Nhiên kéo xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bờ biển Hải Thịnh - Nam Định
1.
Những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ và trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bãc
Các chiến sỹ Vệ quốc quân và nhân dân Thủ đô Hà Nội chiến đấu
giữ từng căn nhà góc phố trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
Cách
mạng tháng 8/1945 thành công, ngày 02/9/1945, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời, DQTV Việt Nam trở thành lực lượng vũ trang của Nhà nước Việt Nam độc
lập, một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân. Lực lượng này
đã thực sự là một công cụ chuyên chính chủ yếu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyên
cách mạng còn non trẻ và thành quả cách mạng.
Trong 9
năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng DQTV và du kích từ chỗ
là lực lượng vũ trang quần chúng do Mặt trận chỉ đạo, đã từng bước được thống
nhất về tổ chức, là một bộ phận trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do
các xã đội, huyện đội, tỉnh đội chỉ đạo, chi huy và đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của cấp ủy Đảng các cấp. Đây là bước phát triển mới về chất của lực lượng
DQTV.
Đầu năm
1947, lực lượng DQTV đã phát triển lên gần 3 triệu người, riêng Thủ đô Hà Nội
có 6.000 đội viên. Ở chiến trường Nam Bộ, lực lượng dân quân du kích phát triển
trên 27 vạn (nữ có 5,7 vạn); trong đó, du kích chiến đấu là 1,4 vạn. Ở chiến
trường Trung Bộ, đến cuối năm 1949, phát triển 28,5 vạn dân quân du kích,
22.000 bạch đầu quân. Ở Bắc Bộ, dân quân du kích phát triển mạnh với hơn 27,9
vạn người với đủ các lứa tuổi, trai, gái.
Trong
kháng chiến chống Pháp, DQTV và bộ đội địa phương đã tiêu diệt 23,1 vạn/tổng số
50 vạn quân địch (chiếm tỉ lệ 46,4% tổng số lực lượng địch bị tiêu diệt), làm
tan rã trên 20 vạn tên (chiếm tỷ lệ 35%) và kiềm chế, phân tán trên 90%
tổng số lực lượng địch trên toàn chiến trường. Lực lượng DQTV và du kích đã
đóng góp công sức và xương máu vô cùng to lớn vào chiến công chung của toàn dân
tộc, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân.
Trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, giải phóng
miền Nam (1955 - 4/1975), lực lượng DQTV ở miền Bắc đã tích cực tham gia
cải cách ruộng đất, đánh đổ địa chủ, phong kiến, khôi phục và đẩy mạnh sản
xuất; tham gia bắt gọn nhiều toán biệt kích Mỹ - Ngụy tung ra miền Bắc. Phối
hợp với bộ đội, công an và nhân dân thực hiện “tay cày tay súng, tay búa tay
súng” chiến đấu liên tục ngày đêm, đã độc lập bắn rơi 424 máy bay các loại
trong tổng số 4.181 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc (chiếm 10%), bắt sống
hàng trăm tên giặc lái và hàng chục toán biệt kích, bắn chìm và bắn cháy nhiều
tàu chiến địch. Làm tốt công tác phòng không nhân dân, khắc phục hậu quả đánh
phá của địch, rà phá bom mìn, thủy lôi, đã có 183 triệu lượt người được huy
động tham gia phục vụ chiến đấu, phòng tránh sơ tán khắc phục hậu quả do địch
gây ra, chi viện sức người sức của cho chiến trường miền
Nam.
Những nữ dân quân làm nhiệm vụ tải đạn phuicj vụ chiến trường Miền Nam
Lực
lượng dân quân du kích ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ luôn chủ động đánh
địch bằng mọi thứ vũ khí, hình thức đánh địch phong phú, sáng tạo trên khắp 3
vùng chiến lược; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, 3
mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận), hình thành thế trận chiến đấu,
phát triển các căn cứ chiến đấu, vành đai du kích, vành đai diệt Mỹ. Thực hiện
bám trụ kiên cường, giữ thế xen kẽ, cài răng lược với địch. Đây là một phương
thức tác chiến, một cách đánh độc đáo, sáng tạo của chiến tranh du kích Việt
Nam. Lực lượng dân quân du kích đã phối hợp với nhân dân đấu tranh quyết liệt
chống địch dồn dân lập ấp; độc lập và phối hợp với bộ đội địa phương và bộ
đội chủ lực trong mọi hoạt động, góp phần đánh bại các chiến thuật và các biện
pháp chiến lược của Mỹ - Ngụy. Trong cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, lực
lượng DQTV cùng bộ đội chủ lực và toàn dân miền Nam tiến công và nổi dậy đồng
loạt; xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh, giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
2. Những thành tích đặc biệt xuất sắc trong trong công cuộc xây
dựng Chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới đất nước
Thực hiện chủ trương,
đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, thế
trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc,
Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu đã kịp thời
ban hành các vãn bản lãnh đạo, chi đạo về công tác quốc phòng, quân sự nói
chung, công tác DQTV nói riêng ngày càng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với sự
biến đổi, phát triển của thực tiễn. Lực lượng DQTV được chăm lo xây dựng ngày
càng “vững mạnh, rộng khắp” với cơ cấu thành phần hợp lý; tổ chức biên chế chặt
chẽ, chất lượng chính trị cao, sẵn sàng chiến đấu tốt, hoạt động có hiệu quả.
Đến nay toàn quốc đã tổ chức trên 24 nghìn cơ sở DQTV với gần 1,4 triệu đồng
chí, đạt 1,45% so với tổng dân số, tỷ lệ đảng viên đạt trên 24% (tăng 4,4% so
với năm 2015); đã triển khai xây dựng hàng trăm chốt dân quân thường trực biên
giới đất liền gắn với các điểm dân cư; xây dựng mô hình mới đơn vị DQTV, như:
Hải đội dân quân thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình
hình mới; đơn vị dân quân thường trực, DQTV biển, dân quân cơ động, DQTV pháo
binh, phòng không; chốt đơn vị dân quân thường trực biên giới đất liền; đơn vị
tự vệ trong các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài quân đội, để sát với yêu
cầu nhiệm vụ và phù hợp với thực tế của từng địa bàn, vùng miền và từng địa
phương. Hằng năm, DQTV được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi,
hội thao theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện Quyết định số 1388/QĐ-TTg
ngày 09/8/2010 về đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã
trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở, để rút kinh nghiệm triển khai
đào tạo trên phạm vi toàn quốc. Sau hơn 5 năm đào tạo theo Đề án 799 của Thủ
tướng Chính phủ. Đến nay toàn quốc đã đào tạo được trên 32 nghìn đồng chí cán
bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, có trên 2.800 đồng chí đảm nhiệm vị trí cao hơn
và chức vụ khác tương đương.

Trung đội nữ tự vệ nhà máy dệt Nam Định
Lực
lượng DQTV tham gia hoạt động phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Công an
và các lực lượng khác bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh, biên giới Quốc gia;
chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình ”, bạo loạn lật
đổ của các thế lực thù địch đối vợi cách mạng Việt Nam. Cùng bộ đội biên phòng,
hải quân xua đuổi các tàu, thuyền nước ngoài xâm nhập chủ quyền và quyền chủ
quyền vùng biển Việt Nam; tuần tra canh gác bảo vệ an toàn các mục tiêu, đảm
bảo an ninh, trật tự các ngày lễ tết và các ngày diễn ra các sự kiện chính trị
quan trọng của đất nước và địa phương; DQTV là lực lượng nòng cốt trong phòng,
chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và
phòng, chống cháy rừng; chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay đã huy động được
trên 7 triệu lượt người với trên 39 triệu ngày công. Đặc biệt trong phòng,
chống dịch Covid-19 DQTV đã tham gia phối hợp hoạt động với các lực lượng trong
tuần tra đường mòn, lối mở ngăn chặn người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam,
trực tại 1.915 chốt kiểm dịch với trên 890 nghìn người, trên 2,2 triệu ngày
công; hình ảnh người chiến sĩ sao vuông để lại những ấn tượng tốt đẹp trong
nhân dân.
Trải
qua 88 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ
DQTV luôn đoàn kết thống nhất, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự
nghiệp cách mạng của Đảng; chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động,
học tập, công tác hiệu quả, sáng tạo lập nhiều chiến công to lớn. Lực lượng
DQTV được Đảng, Nhà nước đã trao tặng Huân chương Sao Vàng năm 2015; 370 tập
thể và 284 cá nhân cán bộ, chiến sỹ DQTV được Đảng, Nhà nước phong tặng danh
hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Dân quân tham gia huấn luyện SSCĐ
Trong
những năm tới, trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu
vực; sự chống phá của các thế lực thù địch, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra yêu
cầu rất cao đối với công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế
trận chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có
DQTV. Vì thế lực lượng DQTV tiếp tục quán triệt, triển khai, thực hiện có hiệu
quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về
quốc phòng, an ninh; nhất là Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư
về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX)
về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng DBĐV
trong tình hình mới; Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Xây dựng lực lượng DQTV có tổ chức biên chế chặt chẽ, chất lượng
chính trị cao, sẵn sàng chiến đấu tốt, hoạt động có hiệu quả; trang bị vũ khí
phù hợp; được giáo dục chính trị, phổ biến pháp luật, huấn luyện quân sự toàn
diện, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Để đảm bảo cho DQTV hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Quân
đội và sự yêu mến của các dân tộc Việt Nam, thời gian tới công tác DQTV cần tập
trung vào các nội dung sau:
Thứ
nhất, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, quản lỷ điều hành của
chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, sự tham gia vào cuộc của các
ban, ngành, đoàn thể đối với công tác DQTV. Đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
và phải được đặt trong các chương trình hành động của các cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Các cấp ủy đảng, chính
quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cần có sự chuyển biến mạng mẽ hơn nữa
trong nhận thức, tập trung lãnh đạo, chi đạo công tác quân sự, quốc phòng địa
phương và công tác DQTV. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DQTV không chỉ
thể hiện ở các chi thị, nghị quyết mà còn được thể hiện ở các nội dung chương
trình hành động cụ thể gắn với đặc điểm tình hình của từng địa phương, đơn vị,
địa bàn để tạo điều kiện cho DQTV hoạt động thuận lợi, hiệu quả. Tập trung thực
hiện đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động, chế độ chính sách đối với
DQTV giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; triển khai thực hiện Kế
hoạch xây dựng mô hành điểm về DQTV; nâng cao chất lượng tổ chức, huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu và hoạt động của DQTV. Chính quyền các cấp từ Trung ương đến
địa phương cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo công tác DQTV,
làm cho DQTV thực sự vững mạnh về mọi mặt. Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải có trách nhiệm tham gia cùng cơ quan
quân sự thực hiện nhiệm vụ xây dựng DQTV đúng với chủ trương, đường lối, chính
sách về xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng của Đảng, Nhà nước trong giai
đoạn mới.
Thứ
hai, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác DQTV có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có trình độ, năng lực toàn diện, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới. Xác định đây là công tác trọng tâm, khâu then chốt có ý nghĩa quyết
định đến việc nâng cao chất lượng tổng hợp của DQTV. Do đó công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ DQTV phải được quan tâm một cách đầy đủ, chặt chẽ. Đội ngũ cán
bộ DQTV phải nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về củng cố, xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận
chiến tranh nhân dân và các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng
cường tiềm lực quốc phòng ở địa phương; có trình độ hiểu biết về chính tri,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh; am hiểu tình hình địa bàn cơ
sở. Tiếp tục đào tạo cán bộ BCH quân sự xã, phường, thị trấn bảo đảm đủ khả
năng tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng
quân sự ở địa phương và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ; Xây dựng lực lượng,
huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu của DQTV; phòng
thủ dân sự. Trước mắt, cần tập trung làm tốt công tác phổ biến tuyên truyền,
hội thi và thực hiện Luật DQTV, đưa Luật vào thực tiễn cuộc
sống.
Thứ ba,
xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp, có sức mạnh tổng hợp cao, tuyệt
đối trung thành với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thường xuyên
củng cố về tổ chức, biên chế phù hợp với từng địa bàn, bảo đảm cho lực
lượng DQTV ngày càng vững mạnh. Chú trọng xây dựng DQTV ở các địa bàn trọng
điểm về quốc phòng, đặc biệt là địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc, dân
quân thường trực và chốt chiến đấu của dân quân thường trực biên giới đất liền,
DQTV biển, đảo. Các địa phương phải trú trọng xây dựng mô hình điểm về DQTV,
đơn vị DQTV. Đồng thòi, làm tốt công tác giáo dục chính trị, phổ biến pháp luật
cho các đối tượng DQTV nhằm nâng cao nhận thức về chính trị, pháp luật để có đủ
khả năng xử trí các tình huống và đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, bạo
loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Chú trọng giáo dục chính trị, pháp luật
cho dân quân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, dân quân thường trực,
dân quân cơ động; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác DQTV trên trang
“Tôi yêu chiến sĩ sao
vuông”.
DQTV
phải nêu cao hơn nữa tinh thần sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến
đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc bảo vệ địa phương, cơ sở. Đồng thời
phải chủ động phối hợp với Quân đội, Công an và các lực lượng khác liên quan
trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chế độ, chính quyền,
tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước; bảo vệ các mục tiêu và
công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn; xung kích trong lao động, bảo vệ
sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; phòng, chống dịch Covid-19.
Tích cực tham gia thực hiện các chưong trình phát triển kinh tế - xã hội; xây
dựng nông thôn mới ở địa phưong, góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh
toàn diện.
Thứ tư,
xây dựng DQTV phải gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân ở địa phương, cơ sở. Để thực hiện tốt xây dựng cơ
sở vững mạnh toàn diện, trước hết phải xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Tăng
cường củng cố, nâng cao chất lượng của tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức chính
trị-xã hội, tổ chức quần chúng; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân, “Thế trận lòng dân” ở cơ sở phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội. Chủ động nghiên cứu nắm chẳc tình hình, bám sát cơ sở, chủ trì
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời tham mưu, đề xuất với Bộ
Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương các biện pháp lãnh đạo, chỉ
đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
DQTV, giáo dục quốc phòng an ninh (QP&AN), công tác quốc phòng ở Bộ, ngành
Trung ương và địa phương. Xây dựng lực lượng DQTV “Vững mạnh, rộng khắp ”, đủ
cơ cấu thành phần; tổ chức biên chế chặt chẽ, huấn luyện, hoạt động có hiệu
quả, đúng pháp luật. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của
Ban CHQS; nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng;
giáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên và phổ biến kiến thức quốc phòng, an
ninh cho toàn dân. Xây dựng DQTV là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và
toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, công tác tổ chức, xây dựng lực
lượng DQTV phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chất lượng và đạt
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Phạm Văn Kiên: Ban tuyên giáo đảng uỷ sưu tầm & biên soạn